top of page
Admin

Quà tết cho người vô gia cư, người bệnh và người nghèo khó


Chú Thành chập chờn lo sợ, giấc ngủ không yên, ánh mắt ráo hoảnh nhìn về mọi phía, bên cạnh là hương vòng diệt muỗi.


Chú Thành, người Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày thường chú chạy xe 3 gác nhưng chiếc xe vừa bị quản lí trị trường tịch thu nên chuyển sang nghề lượm ve chai. Lên Sài Gòn sinh sống được 20 năm, quần quật làm ăn mà vẫn không đủ tiền thuê nổi một căn nhà, chú nói: “Thuê nhà không đủ tiền, ban ngày có ở nhà đâu, ban đêm ngủ xíu thế à, phí lắm” (Hà Nguyên, Báo Lao Động, 2017).


Tết Mậu Tuất sắp đến và hàng triệu người đang tất bật chuẩn bị đón mùa xuân với gia đình, người thân và bạn bè cùng với những lời thăm hỏi chúc xuân. Tuy nhiên, hàng chục ngàn người vô gia cư như chú Thành ở Sài Gòn quạnh hiu, đơn côi không nơi nương tựa, không nhà, không gia đình, không người thân, không họ hàng, không bạn bè và cũng không có những món ăn ngon cùng bánh chưng, bánh tét như hàng triệu gia đình người Việt vv.


Để mang lại một chút tình ấm áp cho những người kém may mắn như chú Thành trong những ngày xuân 2018, TỪ HÒA-CICG trân trọng kêu gọi các bạn hiền cùng nhau quyên góp tịnh tài (tùy theo khả năng) để làm quà tết cho bà con vô gia cư, những gia đình nghèo khó, bệnh nhân nghèo khó (như gia đình của em Quý bị ung thư máu ở Hội An, và gia đình em Hùng bị tai nạn giao thông nguy kịch ở Hòa Vang, Đà Nẵng). TỪ HÒA-CICG hy vọng rằng những món quà nhỏ này góp phần cho những hữu tình này một cái tết ấm áp và ý nghĩa hơn. Dự kiến 100 phần quà trong đó mỗi phần quà 200 ngàn đồng bao gồm phong bì tiền mặt 100 ngàn đồng và quà (bánh ngọt, sữa, bánh chưng = 100 ngàn đồng), và 3-5 triệu đồng cho 2 gia đình bệnh nhân nghèo khó (tùy tình hình quyên góp có thể tăng hoặc giảm). Tổng kinh phí dự trù là: 26 - 30 triệu đồng.


Thật khó biết chính xác ở Sài Gòn có bao nhiêu người vô gia cư, sống vật vờ nơi hè phố, nhưng có căn cứ khi cho rằng số lượng người sống ngoài hè phố lên đến hàng chục ngàn người vì chỉ tính riêng thành phố này, trẻ em đường phố cũng đã lên đến hàng chục ngàn theo dự đoán trong báo cáo nghiên cứu của tổ chức Terre des Homes Foundation vào năm 2004 [In Ho Chi Minh City alone, street children have been estimated to number in the tens of thousands (Terre des Homes Foundation, 2004)]. Họ gồm những người già, phụ nữ, trẻ em, trung niên, thanh thiếu niên từ các tỉnh lên thành phố kiếm sống qua ngày, và thường tá tục dưới các chân cầu; ở các mái hiên nhà, trụ sở; ở các trạm xe buýt; ở các bệnh viện, ở khu chợ (Chợ Bến Thành, Chợ Lớn...); vv ở hầu hết các quận, huyện trong thành phố.


Để tìm hiểu thêm những mảnh đời vô gia cư này, TỪ HOA-CICG xin giới thiệu bài viết của phóng viên Hà Nguyên đăng trên Báo Lao Động vào ngày 04/04/2017


Trong khi đó, TỪ HÒA-CICG trong hai đêm 15 & 16/01/2018 cũng chủ động tìm hiểu những đối tượng vô gia cư và chụp hình để chia sẻ cùng các bạn trong bài viết này.

Mọi đóng góp, xin chuyển khoản vào tài khoản

Tên tài khoản: Trương Thị Bích Thuỷ

Số tài khoản: 0371000460946

Ngân hàng: Vietcombank - CN Tân Định- Tp HCM

Ghi rõ: Quà tết cho người vô gia cư Sài Gòn

(Nguồn TỪ HÒA-CICG đêm 15 &16/01/2017)

Tiến


Sài Gòn Đêm và Những Mảnh Đời

Hằng ngày, cụ ông xin tắm rửa trong nhà tang lễ, ban đêm ngủ ở dọc đường.


Ngồi bệt ở con đường Lê Hồng Phong (Phường 3, Quận 5) ông Hòa vừa sắp xếp lại “hàng hóa” của mình, vừa phì phèo điếu thuốc mới châm. Ngày xưa, ông là lính Cộng Hòa. Sau khi Việt Nam thống nhất, ông cùng với mẹ lên thành phố lăn lộn đủ nghề để sống. Ông tâm sự: “Ông làm việc này được 40 năm rồi, sáng thì dậy sớm phụ người ta dọn hàng bán cà phê, chiều thì đi lượm ve chai”.


01 sáng, lạc bước đến đường Hồng Bàng (Phường 14, Quận 5), đang ngồi vật vờ chụp ảnh đường phố, bất ngờ hình ảnh của 2 ông bà bán vé số dắt díu nhau lọt vào khe ngắm. Qua câu chuyện ngắn ngủi giữa đường, tôi biết được họ là 2 chị em. Hằng ngày, bà Huyên dắt em trai bị mù đi khắp các con đường ở Sài Gòn để bán vé số. Họ là người Phú Yên rong ruổi trên đất thị thành này cũng đã ngót 10 năm mà nghèo vẫn hoàn nghèo. Vừa nói, bà vừa lục tìm địa chỉ phòng trọ đưa cho tôi xem. Căn nhà 24/22A, đường Nguyễn Văn Cừ, Phường Cầu Kho, Quận 1 là căn nhà tập thể, ông bà sống cùng với hơn 30 người khác, họ cũng đều là dân tỉnh lẻ lên Sài Gòn sinh sống. Nơi đây anh em TỪ HÒA vào đầu tháng 02 năm 2017 đã vài lần đến đây để tìm hiểu và trợ giúp anh Tiến, người quản lý các cụ già chữa trị bệnh mắt.

Hằng ngày bà Huyên dắt díu người em trai bị mù đi bán vé số ở các con đường Sài Gòn


Ngày nào cũng vậy, đi làm từ 03 giờ chiều nhưng đến 01-02 giờ sáng mới về mà tiền kiếm được cũng chỉ là “mỗi chiếc vé số lời có 1 ngàn thôi à”. Nhìn xấp vé số trên tay vẫn còn dày, tôi chẳng lãng phí thời gian của bà thêm nữa. Tặng ông bà hai chiếc bánh mì cùng với chai nước mới mua, ông bà luôn miệng “A di đà phật” và cảm ơn các cháu rối rít. Bóng hai người dắt díu nhau đi xa, xa mãi.

Giấc ngủ thấp thỏm âu lo


02 giờ sáng. Người và xe cộ vẫn nườm nượp chạy, không đông đúc như ban ngày nhưng cũng đủ để thấy rõ một Sài Gòn sống về đêm. Một “Sài Gòn đêm” với “những cuộc vui thâu đêm suốt sáng” (Bài thơ Sài Gòn đêm).


Đi tiếp đến con đường 3/2 (quận 10), ở đây gần bệnh viện Nhi đồng và chợ nên có rất nhiều người vô gia cư sinh sống. Tôi đang kéo chiếc chân chống trước của xe máy, định ngả lưng lên yên xe nghỉ một chút. Bỗng giật bắn người khi tôi tia thấy một đường đàn ông hết nằm xuống lại ngồi dậy ngó nghiêng.

Chú Thành chập chờn lo sợ, ánh mắt ráo hoảnh nhìn về mọi phía, bên cạnh là hương vòng diệt muỗi.

Đó là chú Thành, người Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày thường chú chạy xe 3 gác nhưng chiếc xe vừa bị quản lí trị trường tịch thu nên chuyển sang nghề lượm ve chai. Lên Sài Gòn sinh sóng được 20 năm, quần quật làm ăn mà vẫn không đủ tiền thuê nổi một căn nhà, chú nói: “Thuê nhà không đủ tiền, ban ngày có ở nhà đâu, ban đêm ngủ xíu thế à, phí lắm”.


Đang dở dang câu chuyện, định bụng nói chuyện với chú chờ trời sáng về phòng trọ đánh một giấc ngủ say sưa, nhưng chú nói: “Đừng tụ tập ở đây đông quá, công an đi tuần tra suốt, đi đi nếu không chú cũng chẳng có chỗ ngủ đâu”.


Không giấy tờ tùy thân, không họ hàng thân thích, những người như chú Thành bị kiểm tra thường xuyên, chú nói việc “đổi chỗ ngủ như cơm bữa, nếu không sẽ bị đưa vào Trung tâm bảo trợ xã hội”.

Một mình một xe tìm chỗ ngủ trong đêm tối

Lặn lội lọc cọc chiếc xe đạp đi từ quận Tân Bình đến quận 5 để ngủ, bác Hùng không có một nghề nghiệp gì cả, hằng ngày cứ chực chờ ở nhà hàng Phong Lan để kiếm cái ăn. Bác nói: “Tôi bị đau bao tử, ăn có một chút là no à. Chẳng làm được gì thỉnh thoảng người ta cho cái gì thì tôi ăn cái nấy, có lúc cũng chỉ có mỗi ổ bánh mì là xong bữa”.


Cái lạnh bắt đầu xuyên thấu, hai con mắt như muốn sập xuống. 3 giờ sáng, tôi quay về quận 1, tìm kiếm một chỗ ngả lưng chờ sáng. Con đường Nguyễn Huệ thoáng đãng hơn, không còn người đi bộ đông đúc như ban chiều, rải rác là các bạn trẻ vừa ta, vừa tây đang trượt patin. Thỉnh thoảng có bóng dáng của các chú công an đi tuần.


Cái lạnh tê tái bắt đầu ngấm vào sâu, đâm xuyên từng lớp da thịt, từng cơn gió thốc lên, mái tóc rối bời trong gió. Áp mặt lên thành ghế, cố nhắm mắt để ngủ một xíu. Trong chập chờn, tôi vẫn nghe tiếng rao bán bánh mì Sài Gòn, tôi vẫn nghe thấy tiếng bước chân, tiếng cười nói còn sót lại.


Mặt trời đang nhô lên, cơn nóng cắt da cắt thịt của mùa khô đã xua tan đi cái lạnh ngắt của đêm Sài Gòn, công việc thường nhật lại bắt đầu.


HÀ NGUYỄN


Nguồn tham khảo

Lao Động: Sài Gòn Đêm và Những Mảnh đời (Hà Nguyên) (04/04/2017) https://laodong.vn/phong-su/sai-gon-dem-va-nhung-manh-doi-525734.ldo

Terre des homes foundation (2004). A study on street children in Ho Chi Minh City. National Political Publisher. [Online] Available from http://www.slideshare.net/Tdhinfancia/street-children-in-ho-chi-minh-city-tdh

Quangduc.com (2017) Hãy giúp em Đỗ Mai Ngọc Quý bị ung thư ở Đà Nẵng. https://quangduc.com/a61056/giup-em-do-mai-ngoc-quy-bi-ung-thu-mau-o-da-nang

Dantri.com.vn (2016). Bố chạy xe ôm nhặt nhạnh từng đồng cứu con nguy kịch vì tai nạn giao thông http://dantri.com.vn/tam-long-nhan-ai/bo-chay-xe-om-nhat-nhanh-tung-dong-cuu-con-nguy-kich-vi-tai-nan-giao-thong-20160227222317083.htm




Featured Posts
Recent Posts
Archive
Search By Tags
bottom of page